Trò chơi là câu chuyện tương tác được viết bởi một chuyên gia tâm lý thiếu nhi về một chú nhím và những người bạn của chú. Câu chuyện bao gồm vài chục nhiệm vụ và trò chơi giáo dục cho trẻ từ 4-6 tuổi. Các nhiệm vụ hướng tới mục tiêu phát triển quá trình nhận thức, bao gồm: sự tập trung, trí nhớ hình ảnh, suy luận logic, và trí tuệ không gian.
Trò chơi có 2 chế độ:
Chế độ 1 – Chơi theo truyện gồm 5 chương với mạch truyện liên tục cùng các nhiệm vụ liên quan tới nội dung câu chuyện.
Chế độ 2 – 15 trò chơi nhỏ, mỗi trò có 4 cấp độ khó. Khi chơi những trò chơi này, trẻ sẽ phát triển được khả năng tập trung, trí nhớ, logic và trí thông tuệ không gian. Bằng việc rèn luyện những khả năng nhận thức này, trẻ sẽ thành công trong học tập, cũng như ghi nhớ và phân tích lượng thông tin ngày càng nhiều một cách dễ dàng hơn.
Các trò chơi và ứng dụng trí tuệ của chúng tôi nhắm đến mục tiêu phát triển quá trình nhận thức của trẻ nhỏ: trí nhớ, khả năng tập trung, tư duy logic và nhiều hơn thế. Những chức năng này của não dễ rèn luyện nhất ở lứa tuổi trước khi tới trường (3-6 tuổi). Được làm quen với những bài tập này từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ nhận thức về thế giới, rèn luyện kỹ năng và phân tích thông tin nhanh hơn, bằng những phương pháp hiệu quả hơn.
Khi trẻ tới trường, áp lực lên trí óc trẻ tăng lên, có thể dẫn tới stress và khó khăn trong việc thích nghi. Đó là lý do mà khả năng nhận thức của trẻ cần được phát triển trước khi đi học. Phần lớn giáo viên và các chuyên gia tâm lý tin rằng đối với việc giáo dục trước khi đến trường, việc xây dựng khả năng nhận thức bao gồm: kỹ năng vận động (liên quan tới khả năng nói chuyện), suy luận logic, trí tưởng tượng, sự tập trung, trí nhớ hình ảnh, trí tuệ không gian, hay quan trọng hơn là việc dạy trẻ về những con số, chữ cái hay hình khối. Nếu những chức năng này được rèn luyện tốt, trẻ sẽ có IQ cao hơn và học những kiến thức ở trường dễ dàng hơn.
ADHD (hoặc ADSH, Hội chứng tăng động giảm chú ý) thường xuất hiện ở lứa tuổi mẫu giáo và trước khi vào lớp 1. Phụ huynh sẽ để ý thấy con mình rất dễ bị phân tâm, không thể tập trung vào những việc đang làm và hay mắc những lỗi vụn vặt. Cách khắc phục tốt nhất là tìm tới chuyên gia, nhưng phụ huynh cũng có thể cho trẻ luyện tập một số bài tập ngay tại nhà.
Chiếc iPad, iPhone, iPod hoặc máy tính bảng Android của bạn là những thiết bị tương tác thú vị cho trẻ, đây cũng là lợi thế của những thiết bị này so với sách. Một ứng dụng giải trí, nếu được xây dựng một cách phù hợp, bởi những người có kiến thức về tâm lý và sư phạm, có thể hỗ trợ rất nhiều cho việc giáo dục tại nhà. Hãy chú ý rằng có rất nhiều phần mềm "giáo dục” nhưng lại không có chút giá trị giáo dục nào (như nuôi thú ảo và chia sẻ hình ảnh của nó với bạn bè). Những ứng dụng đó chỉ có hữu ích khi bạn muốn con mình im lặng để làm việc. Trò chơi của chúng tôi được xây dựng một cách chuyên nghiệp, dựa trên các tài liệu mà tác giả đã áp dụng thành công trong việc điều trị ADHD và những bệnh lý khác trong vòng hơn 1 thập kỷ. Trong những ứng dụng này, các bà mẹ có thể hướng dẫn cho con mình cách giải quyết từng vấn đề cụ thể. Sau khi trẻ đã quen với các quy luật, trẻ có thể tự mình tiếp tục. Bên cạnh việc khuyến khích trẻ, phụ huynh còn có thể sử dụng những trò chơi như một cuốn sách hướng dẫn và dạy trẻ vừa học vừa chơi, để trẻ được chuẩn bị tốt hơn trước khi đến trường.
Các trò chơi nhỏ có 4 cấp độ:
Dễ - Trẻ nhỏ (2-3 tuổi)
Thường – Trẻ mầm non (4 tuổi)
Khó – Trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi)
Rất khó – Trẻ đã đi học (6-7 tuổi)
Nếu bạn đang tìm kiếm các trò chơi giáo dục bằng tiếng Việt, hãy xem thử các sản phẩm khác của chúng tôi.